Ăn chay là một nét đẹp truyền thống lại có nhiều lợi ích cho sức khỏe, giữ tâm hồn an lạc. Để có những món chay ngon, đảm bảo khoa học, đủ dưỡng chất bạn nên lưu ý các bí quyết sau để có những món chay ngon nhất nhé!
Cách nấu món chay ngon, thanh đạm đủ dinh dưỡng
Nấu món chay không khó. Nhưng để nấu được món chay ngon và giữ được chất dinh dưỡng, đòi hỏi người nấu phải có những bí quyết và kỹ thuật cần thiết.
1. Chọn nguyên liệu
Do không được chế biến từ nhóm thực phẩm có nguồn gốc từ động vật nên để đảm bảo dinh dưỡng trong các món chay bạn nên chú ý tới khâu lựa chọn nguyên liệu. Chọn những loại rau giàu chất dinh dưỡng như bắp cải, cải bó xôi, nấm, súp lơ, khoai lang, cà rốt,… Còn các loại thực phẩm có vị ngọt như măng tây, tảo biển, hành tây,… có tác dụng làm cho món ăn thêm đậm đà và hấp dẫn.
Với rau củ quả nên mua ở các cơ sở rau hữu cơ, trồng sạch. Lưu ý, rau sống có nguy cơ chứa nhiều ký sinh trùng. Không nên mua rau quá xanh, lá to và mỡ màng vì có thể dùng thuốc kích thích, cũng không mua rau bị già cứng, úa vàng. Rau củ quả mua về rửa trực tiếp từng lá dưới vòi nước sạch nhiều lần. Có thể ngâm rau củ với giấm 10% rồi rửa sạch lại lần nữa, để ráo nước.
2. Sử dụng và phối gia vị linh hoạt
Nhiều người cho rằng các món chay thường kém vị. Tuy nhiên nếu biết cách biến tấu và tinh tế, món chay cũng rất hấp dẫn và kích thích vị giác với nhiều loại gia vị như:
- Nhóm gia vị tạo mùi gồm: Nhóm lá (hành lá, rau mùi, húng quế, bạc hà, kinh giới, tía tô, rau răm…) cho vào nhân nem, món cuốn, rau nêm nước canh, nước lẩu. Nhóm củ tạo mùi ưu tiên hành boa-rô (tỏi tây), gừng, sả dùng cho các món hấp, luộc, nướng, kho, chiên. Nhóm quả tạo mùi có thảo quả, ớt, mắc mật dùng tạo nước chấm, ướp món nướng. Nhóm bột tạo mùi có cà ri, ngũ vị hương, hạt mùi, bột vani dùng cho các món hầm, làm bánh, nấu chè. Nhóm thảo mộc tạo mùi có quế, hồi, đinh hương, thảo quả, hoa nhài dùng nấu các món lẩu, tiềm. Nhóm tinh dầu tạo mùi có dầu mè, tinh dầu bưởi dùng nấu chè
- Nhóm gia vị tạo màu gồm: Màu tự nhiên từ gấc, lá cẩm tím, lá cẩm đỏ, lá dứa, hoa đậu biếc, hạt điều, dầu gấc dùng làm nước sốt, nấu chè. Màu caramel từ đường ăn kiêng, nước màu dừa. Mùa thực phẩm từ hắc xì dầu, cà chua nấu nhuyễn cô đặc…
- Nhóm gia vị tạo vị: Vị ngọt từ đường phèn, đường thốt nốt, mật ong. Vị mặn từ nước mắm chay, hạt nêm chay. Vị chua từ me, chanh, quất, kẻ, giấm bỗng. Vị umami từ các loại nấm, kombu.
Tùy từng phong cách ẩm thực mỗi vùng miền, khẩu vị mỗi người mà phối vị cho hài hòa như gia vị tính nóng nêm vào thực phẩm có tính hàn (lạnh). Gia vị có tính lạnh nêm vào thực phẩm có tính nóng. Thường khẩu vị ẩm thực Bắc thiên về thanh nhã (ngọt thanh, chua dịu vừa ăn), miền Trung lại đậm đà và cay nóng còn miền Nam lại hơi ngọt và béo ngậy khi thêm cốt dừa.
3. Nấu nước dùng
Nước dùng từ nấm, rau củ, các loại hạt, nước dừa tươi là linh hồn cho nhiều món chay ngon. Nhanh gọn nhất là nước dùng từ nấm (nấm rơm, nấm đùi gà…) có vị ngọt tự nhiên cho nhiều món như lẩu nấu, hủ tiếu. Nấm mua về cắt bỏ chân, rửa qua nước muối loãng, đun sôi nồi nước rồi cho nấm vào nấu nước dùng, thêm chút gừng đập dập khử mùi (tùy chọn).
Với nước dùng rau củ nên chọn các loại có vị ngọt tự nhiên, ít lá như củ cải, củ đậu (củ sắn), cà rốt, hành tây, mía lau, mướp hương, lê, táo… nếu dùng rau lấy phần cuống cứng (cồi), không nên dùng lá vì khi hầm lâu rau chuyển mùi hơi ôi, làm phá vị món ăn. Nước dùng này hợp với các món bún, nấu canh, nấu súp, pha mì… Với nước dùng hầm từ các loại hạt (ngô ngọt, táo đỏ, các loại đậu, hạt mùi) tùy từng loại và món ăn mà xay hoặc rang vàng để nấu. Loại nước dùng này phù hợp nấu cà ri, làm nước sốt tăng hương vị cho món chay ngon.
4. Lên thực đơn chế biến và trình bày
Người ăn chay trường nên lên thực đơn phù hợp với sức khỏe và đảm bảo bốn nhóm chất cần thiết cho cơ thể gồm: Nhóm chất bột, đường có trong gạo, khoai, ngô, lúa mì… Nhóm chất đạm có nhiều từ đậu nành và các loại thực phẩm làm từ đậu nành như đậu phụ, váng đậu. Theo nhiều nghiên cứu đậu nành là ‘thịt không xương’ có giá trị dinh dưỡng khá cao, ví dụ lượng đạm (protein) trong 100 gr đậu nành tương đương với lượng đạm trong 800 gr thịt bò. Nhóm chất béo từ dầu có nguồn gốc thực vật như dầu đậu nành, dầu đậu phộng, dầu mè, dầu hạt hướng dương, dầu gấc… Nhóm chất này chứa axit béo không no, betacarotene (tiền chất vitamin A), vitamin E… Nhóm rau củ quả tăng cường chất xơ nên ưu tiên rau lá màu xanh đậm, củ quả màu vàng, cam, đỏ, cà rốt, bí đỏ, dưa hấu.
Thêm vào đó, cần chú ý phối hợp các loại đạm thực vật như sau để đảm bảo bổ sung vitamin, khoáng chất để không bị thiếu axit amin thiết yếu, vitamin B12, kẽm, sắt… ví dụ như: Rau và các loại hạt (ví dụ cháo với hạt mè và đậu), ngũ cốc và họ rau đậu (ví dụ cơm trắng với đậu, súp đậu với bánh mì), ngũ cốc và các sản phẩm từ sữa (bánh mì và và phô mai, sữa)…
Hướng dẫn cách chế biến Nấm Hầu Thủ
Hướng dẫn cách chế biến Nấm Hầu Thủ
- Rửa sơ nấm qua với nước và để ráo
- Cắt thành lát lỏng hay cắt khúc tùy theo cách mọi người dùng
Lưu ý khi sơ chế biến Nấm Hầu Thủ
- Vì nấm dễ hút nước, do đó không rửa, ngâm nấm trong nước quá lâu, hay dùng tay bóp mạnh sẽ làm nấm bị nhũn, gây mất dinh dưỡng làm mất đi hương vị của nấm
- Không dùng quá nhiều dầu để chiên nấm hầu thủ
- Không nấu bằng nồi hay chảo nhôm.
Nấm hầu thủ làm món gì ngon
Ngoài những cách sử dụng kể trên, bạn có thể làm những món này để cho gia đình cùng thưởng thức nhé.
- Lấy Nấm Hầu Thủ làm mọc thay cho chả mộc để ăn chung với bún, miến
- Gà hầm nấm chữa đau bụng kinh, ngừa ung thư dạ dày, lợi mật, nâng cao sức khỏe.
- Nấm hầu thủ lăn bột chiên giòn ngon miệng đưa cơm.
- Canh thịt và một số món ngon khác.
Một số bài thuốc có thành phần Nấm Hầu Thủ
Cải thiện đau dạ dày
- Chuẩn bị: Nấm đầu khỉ 10g, nấm mèo trắng, sơn trà 5g, Sơn dược 10g, men rượu 1g
- Sơ chế: Cho nước và toàn bộ nguyên trên vào nồi đất để sắc, sắc 2 lần, mỗi lần sắc với lửa nhỏ 1 tiếng.
- Sử dụng: 2 lần/ngày, lần đầu dùng nước, lần hai dùng cả nước và ăn nấm. Dùng hàng ngày 1 thời gian đến khi cải thiện
- Công dụng: Thúc đẩy tiêu hóa, cải thiện đau dạ dày, loét dạ dày, ức chế sự phát triển của vi khuẩn Helicobacter tăng trưởng, dự phòng khối u đường tiêu hóa.
Điều trị mất ngủ
- Cần có: Nấm hầu thủ 30g, Bá tử nhân 15g, Toan táo nhân 15g, Dạ giao đằng 15g.
- Sơ chế: Cho nước và toàn bộ nguyên trên vào nồi đất để sắc, sắc 2 lần, mỗi lần sắc với lửa nhỏ 1 tiếng.
- Sử dụng: Sáng 1 lần, chiều 1 lần. Dùng liên tục trong vòng 1 tháng
- Công dụng: Điều trị mất ngủ, ngủ không sâu, tâm thần bất an.
Hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa
- Chuẩn bị: Nấm hầu thủ 20g
- Sơ chế: Nấm hầu thủ cắt nhuyễn và sắc, sắc liền 2 lần, mỗi lần sắc với lửa nhỏ 30p
- Sử dụng: Ngày 2 lần, lần hai dùng cả nước và nấm, đồng thời dùng kèm ít rượu vang
Cải thiện vấn đề dạ dày
- Nguyên liệu: 30g Nấm khô
- Cách làm: Thêm nước sắc, sắc liền 2 lần, mỗi lần sắc với lửa nhỏ 30 phút, lấy nước.
- Sử dụng: Ngày 2 lần sáng chiều lúc bụng đói, dùng liền 2-3 tháng.
- Chức năng: Điều trị đau dạ dày, viêm môn vị, hỗ trợ điều trị ung thư dạ dày, thực quản, ung thư ruột.
Lưu ý thận trọng khi dùng Nấm Hầu Thủ chế biến sẵn
Nếu là những đối tượng sau đây thì bạn nên cân nhắc hơn khi sử dụng:
- Người bị xuất huyết, người sắp và sau khi phẫu thuật/ghép tạng: Nên ngưng sử dụng trước phẫu thuật ít nhất 2 tuần
- Người bệnh tiểu đường.
- Người có thai hoặc cho con bú. Nên dùng theo chỉ dẫn của bác sỹ
- Người dị ứng với các dược chất chứa trong nấm hầu thủ
Sản phẩm của chúng tôi:
Hãy liên hệ với namhauthuthienphu.com ngay hôm nay để nhận được nhiều ưu đãi hấp dẫn. Mọi thông tin tư vấn đặt hàng vui lòng gọi :0369079968 hoặc truy cập vào https://namhauthuthienphu.com/ để tham khảo nhiều sản phẩm khác.
CÔNG TY NẤM HẦU THỦ THIÊN PHÚ
- Địa chỉ: 62/22 đường số 19, P.Bình Hưng Hòa A, Q.Bình Tân, Tp Hồ Chí Minh
- Hotline: 0369079968
- Email: thienphu5568@gmail.com
- Thứ 2 – Thứ 6 : 09am đến 06pm
- Facebook: Nấm Hầu Thủ Thiên Phú
- website: https://namhauthuthienphu.com/
Xem thêm: